Beat sáo trúc, cảm âm và sách dạy sáo đầy đủ nhất


Gần 250 bài cảm âm.
Hơn 300 Beat nhạc các loại:
- Beat nhạc VIP Mão Mèo
- Beat nhạc theo tone
- Beat nhạc trẻ ...
- Sách tự học thổi sáo nhanh nhất :)


BẠN CÓ THỂ DOWNLOAD TẠI TRANG: http://saotruchay.blogspot.com/

-------------------VIDEO HAY---------------------------
✔ TOP 5 Bài Sáo trúc và Guitar hay nhất nên nghe: https://youtu.be/7MDf_qyeU0k
✔ Sáo trúc Mão Mèo || Guitar Văn Anh, Sheng Long: https://youtu.be/9JqXI_n35HM
✔ Sáo trúc kết hợp guitar hay nhất nên nghe: https://youtu.be/q8qF98sO-_Q
✔ Những bài sáo hay nhất của các Nghệ sĩ: https://goo.gl/7dahZZ
✔ TOP 5 cách chơi sáo kì dị nhất Việt Nam: https://youtu.be/K458_eD8Bfk

-------------------HƯỚNG DẪN---------------------------
✔ Hướng dẫn Chọn sáo - Làm sáo: https://goo.gl/7mSfsW
✔ Hướng dẫn Cách thổi sáo trúc: https://goo.gl/GQjPZw

-------------------------------------------------------
★ Kênh youtube: youtube.com/Tieusaovietnam
★ Tham gia: facebook.com/groups/saotrucvn
‪#‎TieuSaoVietNam

[Cảm âm] Chắc ai đó sẽ về

Anh tìm nỗi nhớ….Anh tìm quá khứ.
Mi rề mi sol......Mi rề mi sol
Nhớ lắm kí ức anh và em....
la la la la sol fa sol
Trả lại anh yêu thương ấy, xin người hãy về nơi đây.
mi sol la la la si, si la si si đô2 đô2
Bàn tay yếu ớt cố níu em ở lại….
la si đô2 đô2 đô2 đô2 si la sol
Những giọt nước mắt…Lăn dài trên mi.
Mi rề mi sol......Mi rề mi sol
Cứ thế anh biết phải làm sao...
la la la la sol fa sol
Tình yêu trong em đã mất,phai dần đi theo gió bay.
mi sol la la la si, si la si si rê2 đô2
Còn lại chi nơi đây cô đơn riêng anh ….
la si đô2 đô2 đô2 đô2 đô2 rê2 rê2
Em đi xa quá … Em đi xa anh quá ..
mi2 mi2 mi2 sol2 ... mi2 rê2 rê2 rê2 sol2
Có biết không nơi đây anh vẫn đứng đợi một giấc mơ.
mi2 rê2 đô2 đô2 đô2 rê2 mi2 mi2 si si đô2 si
Anh chờ đợi một cơn mưa, sẽ xóa sạch giọt nước mắt.
la sol la la đô2 rê2 si la sol sol si đô2
Ngồi trong đêm bơ vơ anh thấy đau em có biết không????
rê2 mi2 fa2 fa2 fa2 fa2 sol2 mi2 rê2 mi2 mi2 rê2
Em ơi anh nhớ ... Em ơi anh rất nhớ ..
mi2 mi2 mi2 sol2 ... mi2 rê2 rê2 rê2 sol2
Từng câu nói ánh mắt của em giờ này ở nơi đâu.
mi2 sol2 la2 la2 la2 la2 sol2 rê2 mi2 mi2 sol2 sol2
Chắc ai đó sẽ sớm quay lại thôi ...
mi2 rê2 mi2 rê2 mi2 rê2 la đô2
Chắc ai đó sẽ sớm quay về thôi ...
mi2 rê2 mi2 rê2 mi2 rê2 la đô2
Cầm bông hoa trên tay nước mắt rơi ..
rê2 mi2 fa2 fa2 fa2 sol2 mi2 rê2
Anh nhớ em !
đô2 rê2 đô2
Anh sẽ mãi nhớ thật nhiều những thứ thuộc về em
sol2 sol2 sol2 sol2 mi2 re2 re2 sol2 sol2 mi2 re2 mi2
Trong tim này, vẫn mãi yêu người riêng em ...
mi2 re2 do2, mi2 mi2 mi2 re2 do2 re2 re2
Uh ohhhh ...

Em đi xa quá … Em đi xa anh quá ..
mi2 mi2 mi2 sol2 ... mi2 rê2 rê2 rê2 sol2
Có biết không nơi đây anh vẫn đứng đợi một giấc mơ.
mi2 rê2 đô2 đô2 đô2 rê2 mi2 mi2 si si đô2 si
Anh chờ đợi một cơn mưa, sẽ xóa sạch giọt nước mắt.
la sol la la đô2 rê2 si la sol sol si đô2
Ngồi trong đêm bơ vơ anh thấy đau em có biết không????
rê2 mi2 fa2 fa2 fa2 fa2 sol2 mi2 rê2 mi2 mi2 rê2
Em ơi anh nhớ ... Em ơi anh rất nhớ ..
mi2 mi2 mi2 sol2 ... mi2 rê2 rê2 rê2 sol2
Từng câu nói ánh mắt của em giờ này ở nơi đâu.
mi2 sol2 la2 la2 la2 la2 sol2 rê2 mi2 mi2 sol2 sol2
Chắc ai đó sẽ sớm quay lại thôi ...
mi2 rê2 mi2 rê2 mi2 rê2 la đô2
Chắc ai đó sẽ sớm quay về thôi ...
mi2 rê2 mi2 rê2 mi2 rê2 la đô2
Cầm bông hoa trên tay nước mắt rơi ..
rê2 mi2 fa2 fa2 fa2 sol2 mi2 rê2
Anh nhớ em !
đô2 rê2 đô2

OSPF Network Types ( Kiểu mạng)


Ta đã biết cách thiết lập quan hệ hàng xóm trong OSPF và nó khá là mất nhiều công sức. Ta phải gửi một vài bản tin hello, trở thành neighbors, gửi một DBD ... kiểm tra xem LSDB được đồng bộ và sau đó gửi một loạt các LSRs và LSUs để cập nhật tất cả mọi thứ.
Xét một topo với 8 router chạy OSPF kết nối trên một switch. Mỗi con router sẽ trở thành hàng xóm OSPF với tất cả các router khác ... gửi gói tin hello, kiểm tra LSDB, vv vv

Đây là những gì ta nhận được. Một mạng lưới neighbor full-mesh. Mỗi router sẽ trở thành neighbor OSPF của tất cả router còn lại và trao đổi thông tin định tuyến. Ta sẽ có rất nhiều các gói tin OSPF qua lại trên mạng này chỉ để thiết lập và duy trì OSPF quan hệ neighbor. Liệu có cách nào hiệu quả hơn ?

Điều gì xảy ra nếu tất cả các router OSPF chỉ gửi cập nhật với một router và router này sẽ chuyển tiếp các cập nhật đó tới các router còn lại ? Tất cả các router chạy OSPF sẽ biết về tất cả các thông tin định tuyến, nhưng sẽ tốn ít lưu lượng cho việc trao đổi các bản tin OSPF. Đây chính là cách thức hoạt động của một DR (Designated router). Router chạy OSPF sẽ chỉ thiết lập quan hệ neighbor đầy đủ với DR và ​​không phải với tất cả các router khác!

Tránh sự cố có thể xảy ra đối với mạng nếu DR không hoạt động, ta cần một router làm dự phòng. Nếu DR không hoạt động thì BDR (Backup Designated Router) sẽ lên thay thế. Tất cả các router OSPF sẽ chỉ hình thành full neighbor với các DR và ​​BDR và không phải với tất cả các router khác. Ta chỉ sử dụng DR / BDR trên mạng multi-access. Không cần phải làm điều này trên mạng point-to-point vì PPP chỉ có 2 router kết nối với nhau nên không cần DR / BDR.
Làm thế nào để ta lựa chọn một DR/BDR? Ta sẽ xem xét quá trình thiết lập neighbor của OSPF. Ngay sau trạng thái two-way , OSPF sẽ bắt đầu quá trình chọn DR hoặc BDR. Router nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu chọn?
Router với priority cao nhất sẽ trở thành DR.
Router với priority cao thứ hai sẽ trở thành BDR.
Nếu có cùng mức priority thì OSPF sẽ dùng router-ID để lựa chọn, router-ID cao càng tốt.
Việc lựa chọn DR/BDR  non-preemptive. Điều này có nghĩa nếu ta thay đổi priority hoặc router-ID, ta phải thiết lập lại OSPF để chọn một DR/BDR mới. 
Router không phải là DR hoặc BDR thì được hiển thị là DROTHER.

Đây là một ví dụ về một mạng chạy 3 router sử dụng định tuyến OSPF qua cổng FastEthernet. Nhìn vào hình ta thấy có 1 DR và  1 DROTHER. Router sử dụng lệnh show ip ospf neighbor được bầu làm BDR.

Ta có thể thay đổi giá trị priority bằng cách sử dụng lệnh ip ospf priority:
Priority mặc định bằng 1.
Nếu router đặt priority bằng 0 thì sẽ không bao giờ được bầu làm DR hoặc BDR.
Bạn cần dùng lệnh clear ip ospf process trước khi thay đổi này có hiệu lực.

Trên đây là một ví dụ về kết nối point-to-point chạy HDLC. Ta có thể thấy rằng có một neighbor nhưng không bầu chọn DR hoặc BDR. Vì đơn giản là chỉ có một router chạy song song với router đang xét.
Ta đã nói một chút về mạng multi-accesspoint-to-point, giờ ta sẽ nghiên cứu sâu hơn hơn một chút. Sau đây là các kiểu mạng của OSPF (OSPF network type) :
  Non-Broadcast (NBMA)
  Point-to-multipoint
  Point-to-multipoint non-broadcast
  Broadcast
  Point-to-Point
Non-broadcast (NBMA)point-to-multipoint được định nghĩa trong RFC 2328. Point-to-multipoint non-broadcast, broadcastpoint-to-point được Cisco đưa ra. Để có thể xem kiểu mạng OSPF đã dùng trên interface ta sử dụng lệnh show ip ospf interface.

Đây là đường dây serial và network type là point-to-point.

Đây là giao diện FastEthernet. Network Type tự động được chọn  :)

Ta sẽ bắt đầu với mạng non-broadcast. Nếu cấu hình kiểu mạng non-broadcast thì OSPF sẽ cho rằng mạng đang chạy một mạng multi-access. Vài điều quan trọng cần nhớ ở đây:
Multi-access có nghĩa là phải chọn một DR và ​​BDR.
Non-broadcast có nghĩa là OSPF không tự quảng bá thông tin đi, cần phải cấu hình lệnh neighbor
Bây giờ hãy nhìn vào mạng frame-relay trong hình trên và giả sử đang ta đang chạy kiểu mạng non-broadcast. Thế đây có phải mạng multi-access?
Có kết nối nào giữa  router Spoke1 và Spoke2? Ta có thể thấy rằng chỉ có 2 PVC và không có kết nối nào giữa Spoke1 và Spoke2. Nếu ta chọn kiểu mạng non-broadcast thì có nghĩa là ta đang nói mạng OSPF này là multi-access nhưng trong thực tế không phải vậy ... chỉ có kết nối giữa router Hub và router Spoke, không có giữa 2 router Spoke.
Ta có rằng các router chỉ có một quan hệ neighbor đầy đủ với DR/BDR và không phải với tất cả các router khác. Sẽ có chuyện gì xảy ra nếu Spoke1 được bầu làm DR?
Spoke2 không thể tới Spoke1, có nghĩa là nó sẽ không thể thiết lập quan hệ neighbor. Làm thế nào để giải quyết được vấn đề này? Ta phải đảm bảo rằng router Hub luôn là DR và ​​Spoke1 hoặc Spoke2 sẽ không bao giờ trở thành DR hoặc BDR!
Router Hub có thể tới được cả Spoke1 và Spoke2 vì vậy nếu nó là DR thì ta sẽ có một bảng neighbor hoàn chỉnh cho việc cập nhật thông tin định tuyến.

Đây là cấu hình trong router Hub. Ta có thể dùng lệnh ip ospf network non-broadcast để thay đổi kiểu mạng OSPF. Ở đây dùng thêm lệnh neighbors để OSPF chuyển sang unicast.

Sử dụng lệnh ip ospf priority 0 là cách để chắc chắn rằng router này sẽ không bao giờ trở thành một DR hoặc BDR. Ngoài ra còn có một lệnh bạn có thể sử dụng trên router Hub để đảm bảo các router Spoke không bao giờ trở thành một DR hoặc BDR. Gõ lệnh neighbor <ip address> priority 0  và phải thực hiện nó trước quá trình thiết lập neighbor trong OSPF.

Tiếp theo ta sẽ nói về mạng broadcast. Nó tương tự mạng non-broadcast chỉ khác việc ta không cần phải cấu hình các neighbor. OSPF sẽ sử dụng multicast và tđộng khám phá neighbor. Kiểu mạng broadcast là mặc định cho giao diện Ethernet.
Chú ý:
  • y chắc chắn rằng khi dùng lệnh frame-relay map ta phải thêm tbroadcast nếu không sẽ không thể gửi multicast trên mạng frame-relay đó!
  • Chỉ 2 kiểu mạng broadcast and non-broadcast cần DR hoặc BDR. Các loại mạng khác thì không!

Ta còn 3 kiểu mạng để tìm hiểu đó là:
  Point-to-multipoint
  Point-to-multipoint non-broadcast
  Point-to-point
Một ghi chú cho dễ nhớ:
Tất cả những kiểu mạng có từ "point" đều không đòi hỏi có DR/BDR! Thậm chí nếu sử dụng point-to-multipoint có nghĩa là ta đang sử dụng nhiều point-to-point ... Sau đây là một ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa point-to-point với multiaccess.

Vẫn dùng mô hình frame-relay lúc nãy nhưng giờ ta sẽ thêm mạng 2.2.2.0/24 vào trong router Spoke1 và sử dụng OSPF để quảng bá mạng này.
Nếu ta dùng theo multi-access và sử dụng kiểu mạng broadcast hoặc non-broadcast, Spoke2 sẽ nghĩ rằng nó có thể tới Spoke1 trực tiếp. Chúng ta sẽ thấy mạng 2.2.2.0/24 trong bảng định tuyến của nó như thế này:

2.2.2.0 /24 NEXT-HOP IP ADDRESS: 192.168.123.2

Spoke2 nghĩ rằng nó có thể tới Spoke1 trực tiếp, nhưng trong thực tế nó đã đi qua router Hub để đạt được điều đó.

Nếu ta thiết lập cho OSPF sử dụng mạng point-to-point bằng cách sử dụng point-to-point, point-to-multipoint hoặc point-to-multipoint non-broadcast, OSPF sẽ thấy mạng này như một tập hợp các mạng point-to-point. Ta sẽ thấy gì trong bảng định tuyến ?

2.2.2.0 /24 NEXT-HOP IP ADDRESS: 192.168.123.1

See the difference? The next-hop IP address is different. Since we are telling OSPF we are using point-to-point it believes it can reach 2.2.2.0 /24 through the router on the other side.
Why do we care about all this? Well you might have reachability issues. You might see entries in your routing table but you can’t reach them because your next-hop IP address is unreachable. This is something to be aware of…
Let’s continue with the other 3 network types!

Sự khác biệt được thấy rõ ràng. Địa chỉ IP next-hop là khác nhau. Vì ta đang nói cho OSPF biết là ta đang sử dụng point-to-point, nó tin rằng nó có thể tới 2.2.2.0/24 thông qua router ở phía bên kia.
Tại sao ta lại phải quan tâm đến tất cả điều này? Vấn đề ở đây là reachability. Ta thấy các mục trong bảng định tuyến, nhưng chưa chắc có thể tới được vì có thể địa chỉ IP next-hop không thể truy cập. Vấn đề nay rất hay gặp, hãy cẩn thận !

Hãy tiếp tục với các 3 kiểu mạng khác!

Đầu tiên ta sử dụng kiểu mạng point-to-multipoint. Một số điều cần phải nhớ:
Tự động phát hiện neighbor vì vậy không cần phải cấu hình lệnh neighbor.
Không có bầu chọn DR/BDR, OSPF sẽ xem mạng như tập hợp nhiều mạng point-to-point.
Chỉ có một dải địa chỉ IP được sử dụng
y chắc chắn rằng mạng frame-relay được cấu hình với từ khóa broadcast.

Đây là những gì cần phải cấu hình trên giao diện. Sử dụng lệnh ip ospf network point-to-multipoint.
Thế còn về mạng point-to-multipoint non-broadcast ? Đó là chính xác giống như point-to-multipoint nhưng sự khác biệt là non-broadcast. Ta sẽ phải tự xác định neighbor bằng lệnh "neighbor".

Kiểu mạng cuối cùng là mạng point-to-point: 
Tự động phát hiện neighbor vì vậy không cần phải cấu hình neighbor OSPF.
Không có bầu chọn DR/BDR, OSPF thấy mạng nhu tập hợp các liên kết point-to-point. 
Thông thường sử dụng cho point-to-point sub-interfaces với một dải mạng cho mỗi liên kết.
Cũng có thể được sử dụng cho một dải mạng duy nhất.

Bảng sau đây lài nhìn tổng quan của tất cả các kiểu mạng:

OSPF LSA Type

Ta đã biết OSPF sử dụng một LSDB (link state database) và được tạo bởi các LSA (link  state advertisement). Thay vì sử dụng 1  LSA, gói tin OSPF có nhiều kiểu LSA khác nhau và sau đây tôi sẽ giải thích lần lượt về các LSA type này. Hãy bắt đầu với một cái nhìn tổng quan:

•  LSA Type 1:  Router LSA
•  LSA Type 2:  Network LSA
•  LSA Type 3:  Summary LSA
•  LSA Type 4:  Summary ASBR LSA
•  LSA Type 5:  Autonomous system external LSA
•  LSA Type 6:  Multicast OSPF LSA
•  LSA Type 7:  Not-so-stubby area LSA
•  LSA Type 8:  External attribute LSA for BGP

Đối với nhiều người nó giúp hình dung về mô hình để hiểu và ghi nhớ. Ta hãy tưởng tượng OSPF LSA như những mảnh của trò chơi ghép hình. Một mảnh ghép không là gì nhưng nếu ghép tất cả chúng lại với nhau thì ta được bức tranh tổng thể ... cho OSPF đây là LSDB.
Mỗi router trong area sẽ flood một LSA Type 1 trong area đó. Trong LSA này, ta sẽ tìm thấy một danh sách tất cả các liên kết (link) kết nối trực tiếp của router này. Làm thế nào để chúng ta xác định một liên kết?
c prefix IP trên một giao diện.
c link type. Có 4 link type khác nhau:
Không cần bận tâm quá nhiều đến những link types này; ta sđề cập nhiều hơn ở những LSA sau. Router LSA luôn luôn ở trong một area và không quảng bá ra ngoài.
Network LSA hay còn gọi là type 2 được tạo cho mỗi mạng multi-access . Hãy nhớ lại các OSPF network type? Mạng broadcast và mạng non-broadcast yêu cầu có DR / BDR. Đấy là những kiểu mạng sẽ có network LSA được tạo ra bởi các DR. Trong LSA này, chúng ta sẽ tìm thấy tất cả các router được kết nối tới mạng multi-access, các DR và tất nhiên là prefix và subnet mask.

Trong ví dụ trên ta sẽ thấy router Nancy, Donna và DR trong network LSA. Ta cũng sẽ thấy prefix 192.168.123.0/24 trong LSA này. Điều cuối cùng cần đề cập đến: Network LSA luôn luôn ở trong một area không quảng bá ra ngoài.
 
Type 1 router LSA không quảng bá ra ngoài area. Tuy nhiên OSPF làm việc với nhiều area và có thể phải cần kết nối với tất cả các area. Router Nancy đang flood một router LSA trong Area 2 và router Donna sẽ lưu trữ LSA này trong LSDB. Router Mary và Susan cũng cần phải biết về mạng trong Area 2.

Router Donna sẽ tạo ra Type 3 summary LSA và flood vào Area 0. LSA này sẽ flood vào tất cả các area khác của trong mạng OSPF. Bằng cách này, tất cả các router trong các area sẽ biết về các prefix từ các area khác.

Cách gọi "summary" LSA là rất sai lầm. Theo mặc định OSPF sẽ không summarize bất kì mạng nào. Tuy nhiên có một lệnh cho phép ta summarizec tuyến đường inter-area đó là "area {} range {}  trên ABR" hoặc  "summary {} trên ASBR", cụ thể sẽ nằm ở các bài viết tiếp theo. Nếu nhìn vào bảng định tuyến của một router OSPF và LSA type 3 sẽ hiển thị ở dạng O IA. Đó là những inter-area prefixes!
Trong ví dụ này, router Nancy đang redistribute lại thông tin từ router định tuyến RIP vào OSPF. Điều này làm cho router Nancy là một ASBR (Autonomous System Border Router). Khi router Donna ( là một ABR) nhận được Router LSA từ Nancy, nó sẽ tạo ra một type 4 summary ASBR LSA và flood vào area 0. LSA này cũng sẽ được flood tới tất cả các area khác và điều này là cần thiết để tất cả các router OSPF biết đường tới ASBR.
Cùng topology nhưng ta thêm prefix (5.5.5.0/24) tại router RIP. Prefixy sẽ được redistribute vào OSPF. Router Nancy (ASBR) sẽ quản lý và tạo ra một type 5 external LSA cho việc này. Đừng quên chúng ta vẫn cần type 4 summary ASBR LSA để xác định vị trí router Nancy. Khi redistribute với OSPF sẽ thấy mục O E1 hoặc E2. Đó là những external prefix và LSA type 5.
Type 6 multicast ospf LSA ta có thể bỏ qua vì nó không được sử dụng. Nó thậm chí còn không được hỗ trợ bởi Cisco. Ta sử dụng PIM (Protocol Independent Multicast) cho các cấu hình multicast.
Khu vực NSSA không cho phép sử dụng type 5 external LSA. Trong hình trên router Nancy vẫn là ASBR, nó redistribute thông tin từ RIP vào OSPF. Vì type 5 không được phép sử dụng nên ta phải nghĩ đến việc dùng cách khác. Đó là lý do tại sao phải dùng type 7 external LSA mang các thông tin tương tự chính xác mà không bị chặn trong khu vực NSSA. Router Donna sẽ chuyển type 7 thành  type 5 và flood vào các area khác. More about the special area types later!

Trong hình trên, ta có topology với 3 OSPF area với nhiều ABR và ASBRs. Sau đây là tóm tắt về các LSA trên:
• Type 1 - Router LSA: Router LSA được tạo ra bởi mỗi bộ router cho từng area chứa nó. Trong link-state ID ta sẽ tìm thấy ID của router khởi tạo. Ta đang nói về các router LSA chỉ trong area 0.
• Type 2 - Network LSA: Network LSA được tạo ra bởi DR. Link-state ID sẽ là router ID của DR. Trong area 1, ta có thể thấy một DR đang gửi một network LSA.
• Type 3 - Summary LSA: Summary LSA được tạo ra bởi ABR và flood ra các area khác. Trong hình area 2 sẽ học về các prefix trong area 0 và 1.
• Type 4 - Summary ASBR LSA: Các router khác cần phải biết nơi để tìm ASBR. Đây là lý do tại sao ABR sẽ tạo ra một summary LSA ASBR trong đó sẽ bao gồm các router ID của ASBR trong trường link-state ID.
• Type 5 - External LSA: còn được biết đến như autonomous system external LSA: Các external LSA được tạo ra bởi các ASBR. Có một ASBR trong area 2 được tạo ra những LSA để miền OSPF biết về các prefix được redistribute từ BGP.
• Type 7 – External LSA: còn được biết đến như not-so-stubby-area (NSSA) LSA: Trong hình ta có thể thấy Area 1 là NSSA (Not-So-Stubby-Area) không cho phép external LSAs (type 5). Để khắc phục vấn đề này, ta tạo ra Type 7 LSA để miền OSPF biết về các prefix được redistribute từ RIP.

Bây giờ ta hãy kiểm tra bằng bài lab sau!
Ta sẽ dùng topo như hình trên với 3 router và 2 area, mỗi router có 1 loopback x.x.x.x/24
Ta hãy bắt đầu xem  LSDB của router Nancy:
Bằng cách sử dụng show ip ospf database ta có thể nhìn thấy LSDB, router LSA type 1,  network LSA type 2 và  summary LSA type 3. Các thông tin trong LSDB:
Link ID: Đây là những địa chỉ xác định cho mỗi LSA.
ADV router: router quảng bá LSA này.
Age: Bộ tính thời gian theo giây. Tối đa là 3600 giây hoặc 1 giờ.
Seq #: Số thứ tự bắt đầu với 0x80000001 và sẽ tăng thêm 1 cho mỗi lần cập nhật.
Checksum: Có một checksum cho mỗi LSA.
Link count: Hiển thị tổng số các liên kết kết nối trực tiếp và chỉ được sử dụng cho các router LSA.
Vẫn dùng topo cũ nhưng giờ ta sẽ redistribute một mạng trong router Nancy vào OSPF để kiểm tra type 4 và type 5.
Ta tạo thêm một cổng loopback 1 với địa chỉ như trên và redistribute trực tiếp vào trong OSPF. Kiểm tra LSDB trên router Donna và Mary:
Nhìn vào LSDB ta có thể thấy type 5 external LSA. Hãy nhớ rằng router Donna và Nancy cùng ở area 0.
Router Mary nằm trong area khác router Nancy vì vậy nó cần biết nơi để tìm ASBR. Trong LSDB ta có thể thấy type 5 external LSA  và LSA type 4 summary ASBR, đó là địa chỉ của router Nancy. Bởi vì có LSA này nên router Mary biết đường để tới ASBR. Type 4 LSA được tạo ra bởi router Donna là ABR.
 
Giữ nguyên topo cũ, ta thay đổi area 1 thành NSSA (not-so-stubby-area):
Tiếp theo là thêm một cổng loopback 1 trong router Mary và redistribute vào trong OSPF:
Hãy xem điều gì xảy ra với LSDB:
Ta có thể thấy router Mary đã tạo ra  type 7 external LSA cho prefix trên cổng loopback.
Router Donna có type 7 external LSA trong LSDB vì nó ở cùng area với router Mary. Nó cũng tạo ra type 5 LSA external rồi flood vào area 0. Điều này là do router Donna là một ABR.
Router Nancy chỉ có một type 5 LSA external trong LSDB cho prefixy. Điều này chứng tỏ type 7 LSA external  chỉ tồn tại trong NSSA.
Đó là tất cả các LSA type quan trọng nhất và chức năng của chúng trong OSPF. Để hiểu sâu hơn các bạn có thể làm lab để test từng trường hợp cụ thể !

- Copyright © Kiến thức tổng quan - Vòng Đá 5A - Powered by Blogger - Designed by SnowBlack -